(ĐCSVN)- Bão số 8 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số địa phương phía Bắc. Dư luận cho rằng công tác dự báo đường đi và cường độ của cơn bão này không sát với diễn biến của bão, nên có địa phương còn chủ quan, lơ là trong phòng chống bão, dẫn đến thiệt hại nặng nề.
Với đường đi lắt léo bất thường và sức gió mạnh yếu đột ngột, khó dự đoán, cơn bão số 8 vừa qua đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho một số địa phương phía Bắc, như các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau khi cơn bão đi qua, mọt số người có trách nhiệm và dư luận tại các địa phương bị thiệt hại cho rằng: Bên c???nh nguyên nhân bão số 8 vì có đường đi lắt léo, phức tạp và sức gió mạnh yếu đột ngột khó đoán trước, nên đã gây ra nhiều thiệt hại cho các địa phương mà bão đi qua, còn có một nguyên nhân khác là do công tác dự báo đường đi và sức gió của cơn bão không kịp thời, không sát với thực tế. Do đó có địa phương đã chủ quan, không khẩn trương quyết liệt trong thực hiện công tác phòng chống bão, vì vậy đã phải chịu nhiều tổn thất khi cơn bão bất thần tràn đến. TS Lương Minh Tuấn trao đổi với PV
Theo phản ánh của một số địa phương, ngày 28/10, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo: Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 8 di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đ???i ?? vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km/giờ), giật cấp 7… Tuy nhiên tại Thanh Hóa, theo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, sức gió tại các vùng bão đi qua là rất mạnh, đã gây thiệt hại lớn về tài sản và sản xuất của nhân dân các huyện ven biển. Còn theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định, bão số 8 khi vào Nam Định có gió mạnh cấp 11, 12, giật cấp 13, 14 (trong khi dự báo là trong đất liền gió chỉ mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9). Tương tự như vậy, tại các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, chính quyền và người dân đều khá bất ngờ trước sự khác nhau của dự báo và diễn biến thực tế của cơn bão, dẫn đến bị động trong đối phó.
Báo Điện tử Dảng Cộng sản Việt Nam.
Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với TS Lương Tuấn Minh, Trưởng phòng Quản lý dự báo, Ủy viên Thư ký Ban Phòng chống lụt bão, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia. TS Lương Tuấn Minh cho biết: Cơn bão số 8 có hướng di chuyển không hợp với quy luật hàng năm vì thời gian này bão thường đi vào miền trung và miền nam Việt Nam. Các Trung tâm dự báo lớn trên thế giới cũng rất khó khăn trong dự báo bão số 8. Tuy nhiên, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cố gắng dự báo rất sát bão số 8 trước 24 giờ, đủ thời gian chuẩn bị ứng phó và di dân.
Ví dụ: tại Thái Bình, bản tin lúc 19h/ngày 27/10 đã dự báo: Thái Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8. Vùng ven biển sáng ngày 20/10 sẽ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11. giật cấp 12, 13. Đề phòng nước dâng do bão cao khoảng 2,3 mét. Trên đất liền có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 và có mưa rất to…
Còn tại Nam Định, Bản tin lúc 19h/ngày 27/10 của Trung tâm đã dự báo: Bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Nam Định. Đêm 27/10 có mưa rất to. Sáng 28/10 có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên c???p 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Bão sẽ rất mạnh và còn diễn biến phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo.
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, bản tin lúc 22h/27/10 của Trung tâm cũng đã dự báo: Khu vực nam vịnh Bắc bộ có mạnh cấp 11, cấp 12, cùng gầm tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, biển động dữ dội. Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô tô) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên c???p 10, cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Bão có khả năng di chuyển dọc ven biển, các tỉnh từ Hải Phòng đến Quảng Ninh (bao gồm cả huyện đảo Cát Bà) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13, có mưa to đến rất to. Tháp truyền hình tỉnh Nam Định bị sập đổ trong bão số 8 (Ảnh Việt Dũng)
TS Lương Tuấn Minh cho rằng: Cơn bão số 8 là cơn bão dị thường cả về đường đi lẫn cường độ, liên tiếp gây bất ngờ cho các trung tâm dự báo khí tượng trên thế giới, ngay cả với các nước khoa học phát triển, việc dự báo và cảnh báo vẫn rất khó khăn. Vì vậy để đối phó với cơn bão này, chúng tôi đã huy động tối đa nhân lực và các chuyên gia giỏi nhất, tổ chức các cuộc hội thảo trực tuyến toàn quốc, mỗi ngày 2 cuộc vào các lúc 10h và 22h. Cạnh đó còn tổ chức hội thảo Ban Dự báo bão mỗi ngày 4 lần, vì thế đã đưa ra được các bản tin dự báo khá sát với thực tế trước 24h. Tuy nhiên, như đã nói, cơn bão số 8 có tốc độ di chuyển rất nhanh, sự chuyển hướng khó lường và sức gió mạnh yếu đột ngột, nên thiệt hại mà bão gây ra là khó tránh khỏi. Đặc biệt nếu địa phương nào không liên tục bám sát các bản tin dự báo, sẽ không kịp thời có các biện pháp đối phó với các tình huống bất thường của cơn bão số 8.
Cơn bão số 8 đã đi qua, nhưng cần rút kinh nghiệm như thế nào để hạn chế tác hại của các cơn bão tiếp theo? Về vấn đề này, TS Lương Tuấn Minh cho biết: Trong dự báo về cơn bão số 8, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gian đã tổ chức hội thảo Ban Dự báo bão mỗi ngày 4 lần, vì thế đã đưa ra được các bản tin dự báo khá sát với thực tế trước 24h. Tuy nhiên, để dự báo sát với thực tế hơn nữa, hội thảo nên được tổ chức nhiều lần hơn trong ngày, nếu cần nên tổ chức khoảng 6 lần, cứ 4h một lần, như vậy sẽ dự báo chính xác hơn. Một yếu tố nữa: muốn hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của các cơn bão, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thường xuyên về bão phải được đưa ra liên tục và phổ biến rộng rãi từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, khi Trung tâm đã dự báo bão, chính quyền các địa phương và nhân dân phải chủ động cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên, liên tục. Và trên cơ sở các dự báo, tổ chức các biện pháp, giải pháp tích cực trong công tác phòng, chống bão tại địa phương mình. Hiện tại, trong công tác dự báo bão, Trung tâm phát 8 bản tin một ngày, vào các giờ: 3h30, 5h30, 9h30, 11h30, 14h30, 17h30, 21h30, 23h30. Đối với những cơn bão mạnh, có bán kính gió cấp 6 trở lên và rộng từ 250km đến 350 km, cấp 10 trở lên và từ 150 km đến 250km, tức là cách tâm bão khoảng 200 km trở lên, đã có gió bão mạnh cấp 10. Do vậy trong phòng, chống bão, các địa phương cần lưu ý, chú trọng đến vùng gió mạnh để chủ động đối phó.