Thanh tra Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Viện Đại học Mở Hà Nội dừng hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh chương trình liên kết đ??o t??o hệ đại học chuyên ngành Điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính… liên kết với Trường Cao đẳng kỹ thuật Box Hill. (Nguồn: /thongtintuyensinh.org) |
(ĐCSVN) - Trong thời gian gần đây, dư luận nhiều lần “nóng” trước việc Bộ Giáo dục và Đ??o t??o, các cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt những sai phạm trong liên kết đ??o t??o. Nhiều hành vi sai phạm mà trước đó được núp bóng dưới nhiều chiêu bài quảng cáo về “chất lượng đ??o t??o đẳng cấp, uy tín quốc tế”.
Điều đáng nói là sai phạm không chỉ ở các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, mà còn “nảy nở” ở các trường Đại học công của Việt Nam.
Không công nhận nhiều loại bằng liên kết đ??o t??o
Trong bài viết này, chúng tôi lần lượt điểm mặt 7 đơn vị có những hành vi trái với các quy định của pháp luật về lĩnh vực giáo dục đ??o t??o.
Đơn vị đầu tiên xin “điểm mặt” đó là Trường Đ??o t??o Quản lý doanh nghiệp. Đơn vị này có chức năng đ??o t??o, bồi dưỡng các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ công chức theo quy định hiện hành. Theo quy định của Luật Giáo dục, Trường Đ??o t??o Quản lý doanh nghiệp không được đ??o t??o, liên kết đ??o t??o để cấp văn bằng các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, từ tháng 6/2009 đến nay, trường Đ??o t??o quản lý doanh nghiệp đã tổ chức đ??o t??o các chương trình môn học thuộc trình độ Cao đẳng với các ngành: Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh doanh, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản lý lữ hành du lịch khách sạn nhà hàng theo chứng nhận cho phép của Association of Business Executives (ABE – UK). Sau khi học xong chương trình, sinh viên có thể dự thi online, được ABE cấp bằng cao đẳng…
Sau khi thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Trường Đ??o t??o quản lý doanh nghiệp chấm dứt hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh, đ??o t??o trái phép theo chương trình cao đẳng của ABE; rút kinh nghiệm trong việc thỏa thuận với Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh để tránh sự hiểu lầm trong xã hội là Trường Đ??o t??o quản lý doanh nghiệp liên kết với Trường Đại học QueBec at Montreal (Canada). Đồng thời, cơ quan Thanh tra đề nghị Cục Đ??o t??o với nước ngoài có văn bản gửi Đại sứ quán Anh và ABE thông báo về các sai phạm của Trường Đ??o t??o quản lý doanh nghiệp; có văn bản yêu cầu Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đ??o t??o với nước ngoài đã được cấp phép theo đúng quy định của giấy phép; đề nghị Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xem xét không công nhận văn bằng thuộc các chương trình đ??o t??o trái phép nêu trên theo quy định.
Đơn vị thứ hai là Trường Đại học Hoa Sen. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Trường Đại học Hoa Sen có 5 chương trình liên kết đ??o t??o với nước ngoài, trong đó 4 chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đ??o t??o (GD&ĐT) cấp phép để thực hiện. Tuy nhiên, đơn vị này đã để xảy ra sai phạm như: Hoạt ??ộng tuyển sinh chương trình liên kết đ??o t??o cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế với Trường Du lịch và Khách sạn Vatel, Cộng hòa Pháp khi chưa được phép của Bộ GD&ĐT, vi phạm Nghị định số 49/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2011/NĐ-CP ngày 8/6/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT yêu cầu dừng đ??o t??o trái phép đối với số sinh viên đã tuyển theo chương trình liên kết của Trường Đại học Hoa Sen với Trường Du lịch và Khách sạn Vatel - Cộng hòa Pháp.
Đơn vị thứ ba chúng tôi xin đề cập, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đ??o t??o FTMS. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập theo Giấy phép số 2391/GP ngày 20/4//2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 22/8/2008, UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 411043000795 đăng ký thay đổi Giấy phép đầu tư số 2391/GP của Bộ KH&ĐT cho Công ty TNHH đ??o t??o FTMS và yêu cầu công ty này đăng ký hoạt ??ộng với Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh trước khi tuyển sinh và đ??o t??o. Song, đến tháng 4/2012, Công ty TNHH đ??o t??o FTMS vẫn chưa hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt ??ộng với Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh. Mặt khác, trong quá trình truyền thông trên website của công ty và các chương trình quảng bá đ??o t??o, Công ty TNHH đ??o t??o FTMS đã quảng cáo tuyển sinh chương trình cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường đại học Oxford Brookes (OBU – Anh) như là chương trình liên kết giữa Công ty TNHH đ??o t??o FTMS và Trường Đại học Oxford Brookes. Với lời quảng cáo hấp dẫn “được Trường Đại học Oxford Brookes công nhận và cấp bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng và với phương cách tuyển sinh mỗi năm 2 đợt (tháng 6 và tháng 12), tính đến tháng 12/2011, Công ty TNHH đ??o t??o FTMS đã tuyển được 785 học viên.
Nhận thấy có những biểu hiện sai phạm, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã “vào cuộc” và yêu cầu Công ty TNHH đ??o t??o FTMS chấm dứt hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh chương trình cử nhân của Trường ĐH Oxford Brookes trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, Thanh tra cũng đề nghị Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh để chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trách nhiệm của Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt ??ộng dạy nghề cho Công ty TNHH đ??o t??o FTMS nhưng lại không ghi rõ trình độ đ??o t??o, thời gian đ??o t??o.
Đơn vị thứ tư là Công ty TNHH Melior Việt Nam. Công ty 100% vốn nước ngoài này được Sở LĐTB&XH Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt ??ộng dạy nghề số 31/2010/GCNĐKDN ngày 30/3/2010 cho phép đ??o t??o nghề trình độ sơ cấp, các nghề: Quản trị kinh doanh căn bản và nâng cao, Quản trị du lịch & khách sạn căn bản và nâng cao. Từ đầu năm 2010 đến nay, Công ty TNHH Melior Việt Nam đã tổ chức tuyển sinh và đ??o t??o ngành Quản trị du lịch và khách sạn trình độ cao đẳng của Melior International College (Singapore) và của một trường Đại học công lập của Úc. Kết quả tuyển sinh, có 209 sinh viên đang học ngành Quản trị kinh doanh, 121 sinh viên đang học ngành Quản trị du lịch và khách sạn. Tại thời điểm thanh tra, có 91 sinh viên đã tốt nghiệp và được Melior International College cấp bằng cao đẳng.
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT khẳng định, hoạt ??ộng tuyển sinh chương trình cao đẳng và đại học của Công ty TNHH Melior Việt Nam đã vi phạm Nghị định số 49/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2011/NĐ-CP ngày 8/6/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu Công ty TNHH Melior Việt Nam chấm dứt hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh, đ??o t??o trái phép các ngành Quản trị kinh doanh và Quản trị Du lịch và khách sạn trình độ cao đẳng và đại học trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời đề nghị Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xem xét không công nhận văn bằng thuộc các chương trình đ??o t??o trái phép nêu trên theo quy định.
Đơn vị thứ năm là Công ty TNHH đ??o t??o Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore. Tại thời điểm thanh tra, có 30 sinh viên đăng ký học chương trình cử nhân khoa học và 33 sinh viên đang học chương trình cao đẳng, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã yêu cầu chấm dứt hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh và đ??o t??o các chương trình cao đẳng và cử nhân khoa học trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT đề nghị Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xem xét không công nhận văn bằng thuộc các chương trình đ??o t??o trái phép của Công ty TNHH đ??o t??o Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore.
Đơn vị tiếp theo được “điểm danh” là Viện Quản trị Tài chính. Viện là đơn vị hoạt ??ộng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Viện Quản trị Tài chính được phép đ??o t??o Anh văn trình độ A,B,C theo Giấy phép dạy học số 183/GP-GDTX ngày 1/12/2009 của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1/2011, Viện Quản trị Tài chính phối hợp với Công ty TNHH một thành viên đ??o t??o quốc tế OXCEL của Đà Nẵng, tham gia quảng cáo tư vấn tuyển sinh chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Khoa học kỹ thuật Nueva Ecija Philippines.
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ sai phạm trong hoạt ??ộng tư vấn tuyển sinh của Viện Quản trị Tài chính, đồng thời ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hoạt ??ộng thông báo tư vấn tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh trái phép của Viện Quản trị Tài chính. Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu Viện Quản trị Tài chính phải chấm dứt hoạt ??ộng quảng cáo, tư vấn tuyển sinh các chương trình trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan Thanh tra cũng đề nghị Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trách nhiệm của đơn vị trong việc để xảy ra sai phạm tại Viện Quản trị Tài chính.
Và, cuối cùng là Viện Đại học Mở Hà Nội. Cơ sở đ??o t??o này có một chương trình tư vấn du học và 3 chương trình liên kết với nước ngoài, trong đó có 2 chương trình đã dừng tuyển sinh. Riêng chương trình liên kết đ??o t??o cao đẳng với Trường Cao đẳng kỹ thuật Box Hill (Úc), chỉ được Bộ GD&ĐT cho phép đ??o t??o 3 ngành trình độ cao đẳng và thỏa thuận hợp tác giữa hai bên đã hết hạn vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, Viện đã thông báo tuyển sinh hệ đại học khóa 12 (năm 2011-2012), dự kiến thêm 3 ngành mới.
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu Viện dừng hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh chương trình liên kết đ??o t??o hệ đại học các chuyên ngành Điện tử viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị du lịch, Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ ngân hàng liên kết với Trường Cao đẳng kỹ thuật Box Hill (Úc).
Đã từng xử phạt và yêu cầu nhiều đơn vị dừng hoạt ??ộng
Với những sai phạm nêu trên, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố xử phạt 7 đơn vị sai phạm liên kết đ??o t??o là Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đ??o t??o Quản lý doanh nghiệp; Công ty TNHH đ??o t??o FTMS; Công ty TNHH đ??o t??o Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore; Công ty TNHH Melior Việt Nam; Viện Quản trị Tài chính; Viện Đại học Mở Hà Nội.
Những sai phạm trong lĩnh vực liên kết đ??o t??o dường như không có chiều hướng giảm. Bởi, trước đó, đầu năm 2012, Bộ GD&ĐT đã xử phạt vi phạm hành chính 220 triệu đồng đối với 3 đơn vị vi phạm trong liên kết đ??o t??o. Trong đó, ERC Việt Nam chịu mức phạt cao nhất 80 triệu đồng, ILA Việt Nam bị phạt 65 triệu đồng, Cty TNHH dạy nghề đ??o t??o Quốc tế RAFFLES Việt Nam là 75 triệu đồng. Ngoài ra, các Cty này còn phải dừng các hoạt ??ộng quảng cáo, tuyển sinh và đ??o t??o trái phép các trình độ đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; trả lại kinh phí cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giải quyết hậu quả (nếu có).
Và, trước đó nữa, liên tục trong các năm 2008, 2009, 2010, cơ quan chức năng cũng phát hiện hàng chục trường đại học của nước ngoài kém chất lượng liên kết đ??o t??o với các trường đối tác của Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh. Mới đây nhất (tháng 6/2012), Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố cụ thể những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện liên kết đ??o t??o đại học và sau đại học (cả liên kết trong nước và nước ngoài). Điều đáng nói là, vi phạm trong lĩnh vực liên kết đ??o t??o không chỉ nằm ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mà vi phạm còn “nảy nở” trong các trường đại học công ở nước ta.
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc xung quanh chủ đề này./.
Liên kết giải trí trực tuyến Shuangfu