Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ
Ngày 8/5/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
Theo đó, tại cuộc họp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai; Mai Đình Định, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy Lào Cai, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai; Nguyễn Ngọc Ánh, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh (Ảnh: Báo Lào Cai) |
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Vịnh. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng, Mai Đình Định, Nguyễn Ngọc Ánh.
Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
TP. Hồ Chí Minh: Karaoke mở lại nhưng khách vắng hoe
Một số cơ sở kinh doanh karaoke tại TP. HCM đã được mở cửa, hoạt động lại sau khi đáp ứng quy định tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC), song lượng khách giảm mạnh. Dự đoán, 2 - 3 năm nữa, ngành mới có thể phục hồi.
Một cơ sở kinh doanh karaoke đã hoạt động lại trên đường Trần Não, quận 2, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Trần Chung) |
“Cả quản lý và nhân viên mừng phát khóc. Chúng tôi chờ đợi ngày này đã lâu. Để duy trì chi phí thuê mặt bằng khoảng 300 triệu đồng/tháng, chủ doanh nghiệp phải mang tài sản cá nhân đi thế chấp, vay tiền suốt th??i gian qua”, đại diện một cơ sở kinh doanh chia sẻ.
Thống kê từ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) TP. HCM, địa phương này có 449 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar; đến tháng 3/2023, còn lại 396 cơ sở (36 đã cơ sở giải thể, 17 cơ sở chuyển loại hình khác).
Dù các hoạt động khuyến mại được đẩy mạnh, song nhiều đơn vị kinh doanh karaoke đã phải giảm nhân sự, cắt giảm chi phí, tạm dừng đầu tư mở rộng.
Được biết, ngày 11/5 tới đây, Công an TP. HCM sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị trao đổi, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC của một số cơ sở, doanh nghiệp.
Bộ Y tế: Đại dịch chưa kết thúc
GS. TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết đại dịch chưa kết thúc, dù Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 trên toàn cầu.
Từ khi COVID-19 xuất hiện, Việt Nam chỉ công bố dịch trên toàn quốc chứ không phải tình trạng khẩn cấp. Đại dịch chưa kết thúc, vẫn luôn thay đổi. COVID-19 đi bất cứ nơi đâu cùng với con người, vượt qua hàng rào hành chính và nó mang tính toàn cầu chứ không phải vấn đề của một quốc gia.
Ảnh minh họa, nguồn: vnexpress.net |
Trên thế giới vẫn xuất hiện những làn sóng dịch mới, có khu vực giảm, có nơi lại tăng. Như Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số ca nhiễm tăng, ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mới mỗi ngày.
Chiều 7/5, Bộ Y tế ghi nhận 75 bệnh nhân đang thở oxy. Trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày một ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến nay là hơn 43.000, tỷ lệ 0,4% tổng ca nhiễm. Từ tháng 4 đến nay, tất cả ca bệnh tử vong chủ yếu ở người cao tuổi, bệnh nền, không có trường hợp người trẻ tuổi tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 0,47% - cao hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác (0,09%).
Ông Lân cho hay, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19 trong tình hình mới, nhằm quản lý bền vững. Kế hoạch này gồm các nội dung vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm bên cạnh giám sát thường xuyên.
Đại diện Bộ Y tế cho biết biện pháp phòng chống hiện nay vẫn tiếp tục là 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccine phòng bệnh cùng với thuốc điều trị, ý thức người dân.
Theo PGS. TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, th??i gian tới không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng, mỗi trạm y tế sẽ có 3 - 4 buổi tiêm một tháng.
Bà Hồng khuyến cáo người dân tiêm mũi bổ sung, nhắc lại trong th??i gian tới vì "hết sức cần thiết"; có đủ vaccine tập trung tiêm cho nhóm nguy cơ cao (người già, mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch...).
Từ tháng 3/2020 đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine.
Thái Lan bắt người Việt bị cáo buộc làm giả giấy tờ bán đất
Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Thái Lan (CSD) cho biết đã bắt Min Sen Wan, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam tại một ngôi nhà ở quận Muang, thành phố Udon Thani.
Lệnh bắt được tiến hành sau khi CSD nhận được đơn tố cáo từ người dân rằng Wan đã thông đồng với quan chức địa phương để được cấp căn cước Thái Lan nhằm thực hiện hoạt động mua bán, thế chấp đất đai.
Wan đã bị truy nã từ ngày 5/11/2022 với cáo buộc sử dụng căn cước công dân giả, làm giả giấy tờ đất đai để đấu giá đất ở ba tỉnh Udon Thani, Nong Bua Lam Phu và Nong Khai, gây thiệt hại cho người khác.
Cảnh sát đọc lệnh bắt đối với Min Sen Wan tại ngôi nhà ở Udon Thani ngày 6/5 (Ảnh: Bangkok Post) |
Điều tra cho thấy Wan đã làm sai lệnh hợp đồng nhằm tăng số nợ khi người dân thế chấp giấy tờ sở hữu đất đai để được vay tiền. Wan sau đó làm giả giấy ủy quyền cho phép ông bán đấu giá các lô đất đó, khiến nhiều người bị đuổi khỏi những mảnh đất họ sở hữu tại ba tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Các điều tra viên CSD phát hiện nghi phạm sử dụng thẻ căn cước của một người đàn ông Thái Lan tên là Anusorn ở Nong Khai từ năm 1997. Người này sau đó đã đổi tên thành Kittinan Suntharaphirom.
Tháng 11/2022, nghi phạm nộp đơn xin cấp căn cước mới tại quận Muang, tỉnh Udon Thani, nhưng bị cơ quan đăng ký phát hiện sử dụng giấy tờ giả. Nghi phạm phủ nhận mọi cáo buộc và được CSD bàn giao cho giới chức quận Muang để tiến hành các thủ tục pháp lý./.
ỨNG DỤNG Giải Trí Trực Tuyến Jeff và Scully