T???i Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, có một nhà rông nổi bật với kiến trúc độc đáo mang tới cho du khách những trải nghiệm sinh động về nền văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nhà rông - công trình kiến trúc xuất hiện nhiều tại các buôn làng người dân tộc khu vực phía bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Ở Tây Nguyên, có nhiều kiểu làm nhà rông khác nhau. Trong đó, kích thước nhà rông nhỏ và thấp nhất là của người Giẻ Triêng. Nhà rông của người Xê Ðăng cao vút. Nhà rông của người Gia Rai có mái mảnh, dẹt như lưỡi rìu. Nhà rông của người Ba Na to hơn nhà Gia Rai, có đường nét mềm mại và thường có các nhà sàn xung quanh. Các ngôi nhà rông có điểm chung được xây cất trên khoảng đất rộng, tại khu vực trung tâm của buôn làng.
Đồng bào Gia Rai quan niệm nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời để bảo trợ cho dân làng, là nơi trang trọng để các vị thần linh trú ngụ. Nhà rông được dựng cao và rộng thể hiện sự mong muốn về sự thịnh vượng, sung túc, hùng mạnh của làng. Cầu thang nhà rông thường có 7 đến 9 bậc, mỗi dân tộc lại có trang trí khác nhau.
Trên thành và cột của cầu thang, người Gia Rai hay tạc hình quả bầu đựng nước, người Ba Na khắc hình ngọn cây rau dớn, còn người Giẻ Triêng, Xơ Đăng thường đẽo hình núm chiêng hoặc mũi thuyền.
T???i Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, làng dân tộc Gia Rai được xây dựng trên diện tích khoảng 4900m2, gồm: 1 nhà rông, 2 nhà dài, 1 nhà sàn, 2 kho thóc và 3 nhà mồ. Trong đó, nhà rông Gia Rai là công trình nổi bật với kiến trúc độc đáo mang cho tới du khách trải nghiệm sinh động về sức sáng tạo, sự khéo léo và tính thẩm mỹ cao. Đây là điểm đến hấp dẫn với khách thăm để tìm hiểu về nền văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nhà rông Gia Rai tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em. |
Nhà rông là không gian sinh hoạt cộng đồng lớn nhất mỗi làng, nơi người dân trao đổi, thảo luận, thực thi các luật tục, bảo tồn truyền thống và diễn ra những nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. |
Đây cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân trao truyền lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. |
T???i Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nhà rông Gia Rai là nơi tổ chức tái hiện các nghi lễ như Lễ cúng bến nước, Lễ tạ ơn, Lễ cưới, Lễ cầu mưa, Lễ bỏ mả… |
Cây nêu biểu tượng gắn liền với nhà rông được trang trí nhiều họa tiết, đặt ở phía trước sân chính giữa của ngôi nhà rông để phục vụ các lễ hội lớn của buôn làng. |
Đồng bào Gia Rai biểu diễn âm nhạc truyền thống. |
Già làng người Gia Rai giới thiệu nghề đan truyền thống tại nhà rông. |
Sàn nhà rông thiết kế rộng rãi gắn liền với văn hóa quây quần của đồng bào. Nơi này còn là một bảo tàng lưu giữ các hiện vật truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành buôn làng. |
Nhà rông - biểu tưởng văn hoá Tây Nguyên t???i Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là điểm đến giao lưu, đoàn kết và gắn bó giữa 54 dân tộc anh em. |